Grand Paris Express là một phần trong dự án Grand Paris vào năm 2007 dưới thời của tổng thống Nicolas Sarkozy, nhằm phát triển hệ thống tàu điện tại Paris. 205km mạng lưới vận chuyển nhanh đã được xây tại khu vực IIe-de-France.
Dự án bao gồm bốn tuyến tàu điện ngầm tự động mới xung quanh Paris và mở rộng hai tuyến tàu hiện có của Paris Metro, với mục đích kết nối các vùng ngoại thành mà không phải đi qua trung tâm thành phố, trong khi đó cũng liên kết các địa điểm quan trọng trong thành phố.
Mạng lưới Grand Paris Express sẽ kết nối các vùng phụ cận của Paris
Société du Grand Paris(SGP) là chủ sở hữa toàn bộ dự án và có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Trong khi đó nhà điều hành vận tải công cộng Régie Autonome des Transports Parisiens(RATP) sẽ khai thác mạng lưới này. Kinh phí cho dự án khoảng 28,29 tỷ USD.
Xây dựng các tuyến đường mới sẽ bắt đầu vào năm 2015 và đưa vào hoạt động năm 2030. Với dự án này, ước tính sẽ giảm bớt được 150.000 ô tô trên đường phố Paris và sẽ vận chuyển hai triệu hành khách mỗi ngày vào năm 2026. Sẽ có 2.000 việc làm được tạo ra mỗi năm trong quá trình thi công dự án.
Thông tin chi tiết về ga tàu và các tuyến của Grand Paris Express Các tuyến hiện có là tuyến 11 và 14 của hệ thống tàu điện ngầm Paris sẽ được mở rộng và bốn tuyến xây mới sẽ được đạt là các tuyến 15, 16, 17, 18. Tuyến 15 sẽ chạy một vòng tròn dưới lòng đất với độ dài là 75km để kết nối các thị trấn La Défense, Saint-Denis, Rosny-sous-Bois, Champigny-sur-Marne, Villejuif, Issy-les-Moulineaux và Nanterre.
Tuyến 16 dài 25km sẽ kết nối Noisy-Champs với Saint-Denis Pleyel. 27km của tuyến 17 sẽ liên kết Le Bourget và sân bay Roissy-Charles de Gaulle và chạy từ Saint-Denis Pleyel đến Le Mesnil Amelot. 35km của tuyến số 18 sẽ chạy từ sân bay Orly đến Versailles Chantiers và dừng tại Massy.
Nhà ga Le Bourget của tuyến 16 được thiết kế bởi Elizabeth de Portzamparc
Tuyến số 14, “xương sống” của mạng lưới mới sẽ được mở rộng về phía Bắc đến Saint-Denis còn phía Nam kéo dài tới sân bay Orly. Tuyến 11 được mở rộng về phía đông cho tới Noisy Champs.
Tuyến 14 hiện có sẽ được mở rộng về phía bắc và phía nam
Mạng lưới Grand Paris Expressway sẽ có 72 nhà ga, trong đó 57 nhà ga được xây mới bởi SGP. Cửa sân ga và tường kính sẽ được lắp đặt tách biệt nhằm đảm bảo an toàn cao nhất. Cả phần mặt đường và phần ngầm của nhà ga sẽ có một sảnh lớn bao gồm các cửa hàng, quầy bán vé, quầy thông tin hành khách và trạm y tế.
Mạng lưới Grand Paris Expressway sẽ có 72 nhà ga
Loại tàu điện dành cho Grand Paris Express Tàu điện tại mạng lưới này hoàn toàn tự động và có tốc độ trung bình là 60km/h, gần gấp đôi tốc độ tàu điện hiện tại của Paris hiện nay.
Tuyến 14 được mở rộng sẽ vẫn tiếp tục sử dụng tàu Alstom MP 89 đang chạy trên tuyến đường này. Đoạn phía Nam của tuyến 15 sẽ sử dụng loại tàu bánh thép gồm có ba toa với tổng độ dài là 54m. Những tàu tương tự cũng được sử dụng ở tuyến 16.
Xây dựng đường hầm và nhà ga Mạng lưới Grand Paris Express sẽ có 75% đoạn đường đi ngầm dưới đất, bao gồm hai làn cách nhau 10m. Đường hầm sẽ được khoan ở độ sâu 17m với năng suất là 10-12m/ ngày tương đương với 3km/ năm. Năm máy đào TBM sẽ sử dụng cho đoạn phía Bắc của tuyến 14, tuyến 16 và 17, trong khi đó bảy máy sẽ được dùng cho đoạn phía Nam của tuyến 15.
Nhà ga sẽ được xây tới độ sâu 40m và cách nhau mỗi đoạn 800m hoặc ít hơn để giúp đường hầm và thuận tiện cho công tác cứu hộ.
Các nhà ga có diện tích khoảng 900m2. Nhà ga sẽ được xây bằng tường bê tông chống thấm, phần tường sẽ được xây trước thành một hình hộp có tổng chiều sâu là 60m trước khi xây dựng kết cấu bên trong.
Khoảng 60% công việc xây dựng dân dụng và các công trình đào đất để xây nhà ga phải được thực hiện trước khi bắt đầu đào hầm bằng máy TBM.
Gia cố các đường ngang bằng thép sẽ tạo nên một cấu trúc vững chắc cho nhà ga để xây dựng sân ga, tầng lửng và mái nhà ga sau khi đào xong.
Khi hoàn thành, Grand Paris Express sẽ vận chuyển khoảng hai triệu hành khách mỗi ngày
(Theo Railway Technology)