Máy in 3D với đầu phun đa năng đến từ Q.big 3D
Máy in 3D đến từ công ty khởi nghiệp Q.big 3D với đầu phun đa năng hứa hẹn là một giải pháp hiệu quả để in những bộ phận nhựa có kích thước lớn trong thời gian ngắn.
Công ty khởi nghiệp Q.big 3D có trụ sở tại Aalen, bang Baden-Wurmern, CHLB Đức. Q.big 3D được thành lập bởi ba sinh viên trẻ đến từ trường Đại học Aalen. Hiện, công ty đang được tài trợ bởi Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức cùng với Quỹ xã hội châu Âu.
Q.big 3D đã phát triển thành công một máy in nhựa có công suất lớn để sản xuất các sản phẩm mẫu. Đường kính đầu phun của máy có thể thay đổi trong quá trình in, do đó, nó có thể tạo ra sản phẩm với từng độ phân giải khác nhau. Cụ thể, khi in bề mặt bên ngoài của sản phẩm, máy in sẽ thu hẹp đầu phun để bề mặt mịn và sắc nét hơn. Trái lại, khi tạo hình phía trong, máy in sẽ điều chỉnh đầu phun to hơn để có thể in với tốc độ cao. Cách thức này giúp giảm đáng kể thời gian in.
Hiện, thiết bị này có khả năng in một bộ phận có trọng lượng khoảng 7kg trong 15 giờ với độ phân giải bề mặt là 0,5mm. Thay vì sử dụng dây tóc đắt tiền làm vật liệu in, máy in 3D này sử dụng các vật liệu đơn giản, chẳng hạn như nhựa PLA (polylactide). Máy in hiện có kích thước tổng thể là 1 x 0,5 x 0,35 m (dài x rộng x cao) và đang được dự định tăng lên 1,5 x 1,0 x 1,0 m trong tương lai gần.
Để xem các tin bài khác về Hannover Messe 2020, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: Roland Freist/ Hannover Messe)
Tin bài liên quan:
- Đại học Khoa học Ứng dụng Nuremberg phát triển đầu phun cho sản xuất chồng lớp
- Cải thiện và nâng cao quy trình sản xuất với công nghệ phun của Spraying Systems
- Nền tảng logistics với nhiều tính năng mới đến từ Flexport
- Công nghệ phun phủ bề mặt bằng phương pháp phun nổ
- Tưới phun mưa bằng năng lượng mặt trời
- [Hannover Messe 2020] Khối cầu đấu đòn bẩy hiện đại TOPJOB S đến từ WAGO
- UAE đầu tư 35 tỷ USD phát triển năng lượng sạch đến năm 2021
- Đạt được năng suất với thiết kế 3D tuyệt vời cho sản xuất
- Đầu tư năng lượng sạch đạt 1,6 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới tính đến năm 2020
- Phốt-pho đen với tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành điện tử