Quang phổ phát xạ (Optical emission spectrometer), là kỹ thuật phân tích phá hủy mẫu, xác định thành phần của kim loại, hợp kim bằng cách đo cường độ của quang phổ sinh ra từ mẫu do electron lớp ngoài bị kích thích bởi nguồn nhiệt.
Bằng cách sử dụng máy quang phổ phát xạ, chúng ta có thể xác định được thành phần hóa học của các hợp kim, qua đó định danh được mác vật liệu như : thép carbon, thép không gỉ, gang hợp kim thấp…
Một hệ thống máy quang phổ phát xạ
Nguyên lý hoạt động Trong phương pháp OES, năng lượng dùng để kích thích electron trong nguyên tử được sinh ra từ tia lửa ở giữa điện cực và bề mặt mẫu. Các electron bị kích thích này sẽ sinh ra ánh sáng. Ánh sáng này đặc trưng cho từng nguyên tố hóa học, với quang phổ riêng biệt. Bằng cách đo cường độ đỉnh của phổ, máy quang phổ phát xạ sẽ định lượng được các nguyên tố có trong mẫu hợp kim.
Quang phổ phát xạ dựa trên nguyên lý kích thích nguyên tử, kích thích electron ở orbitan ngoài bằng nguồn nhiệt
Một hệ máy quang phổ phát xạ thường gồm ba phần chính:
– Nguồn kích thích phát xạ: điện áp cao được đặt vào điện cực sinh ra tia lửa điện đốt cháy bề mặt mẫu trong môi trường khí Argon và sinh ra ánh sáng. Ánh sáng này sau đó sẽ đi qua thấu kính hội tụ vào buồng quang phổ
– Buồng quang phổ: Ánh sáng sau khi qua thấu kính hội tụ đi vào buồng quang phổ có môi trường chân không và được phân tách ra thành đơn sắc dựa theo bước sóng của nó. Các ánh sáng này sau đó được thu vào các bộ thu tín hiệu CCD hoặc PMT.
– Bộ đọc và xử lý số liệu: chuyển tín hiệu quang từ các bộ thu CCD hoặc PMT sang tín hiệu điện và cho ra kết quả thành phần nguyên tố hóa học có trong mẫu.
Phân loại máy quang phổ Dựa theo bộ thu tín hiệu trong buồng quang phổ, chúng ta có thể phân loại máy quang phổ phát xạ thành hai loại: CCD – Charged couple device và PMT – Photomultiplier tube.
(Nguồn: hust.com.vn)