Phát minh vi khuẩn sản sinh năng lượng sạch
Trong vòng 18 tháng, Nocera đã làm việc với các nhà sinh vật học tại Havard để tạo ra loại vi khuẩn có tên Ralston eutropha có khả năng tái tạo năng lượng sạch.
Khi tiến sĩ Daniel G. Nocera ở đại học Harvard tuyên bố ông đang làm việc với các vi khuẩn tạo ra năng lượng vào năm ngoái, các nhà khoa học khác cho rằng rất khó để đạt mức hiệu quả về năng lượng. Vào lúc ấy, Nocera nhắm đến mức 5% hiệu quả năng lượng, hơn khoảng năm lần so với cây cối nhưng trong tháng này, ông đã tuyên bố rằng những con vi khuẩn của ông hấp thụ ánh mặt trời để đạt mức hiệu quả năng lượng hơn cây cối đến 10 lần.
“Giờ đây chúng tôi đang tạo ra isopropanol, isobutanol và isopentanol từ loại vi khuẩn này, những nhiên liệu trên có thể được đốt trực tiếp. Và nó đến từ việc trao đổi khí CO2 của vi khuẩn”, Nocera cho biết.
Trước đó lá nhân tạo của ông đã tạo một tiếng vang lớn trong ngành khoa học khi nó có thể tạo ra khí hydrogen và oxy từ nước. Tuy nhiên dự án này lại không phát triển như hứa hẹn vì thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho nhiên liệu hydrogen. Nếu hydrogen được kết hợp với khí CO2, nó có thể trở thành nhiên liệu sạch thay thế cho diesel.
Tiến sĩ Daniel bên phát minh lá nhân tạo của ông
“Nếu tôi cung cấp nguồn khí hydrogen được tái tạo này cho thế giới, điều duy nhất các bạn sẽ làm là thổi bong bóng với chúng. Thực sự không có một cơ sở hạ tầng nào cho việc dùng Hydrogen”, Nocera nói.
Trong vòng 18 tháng, Nocera đã làm việc với các nhà sinh vật học tại Havard để tạo ra loại vi khuẩn có tên Ralston eutropha. Chúng có thể tiêu thụ hydrogen và CO2 để chuyển hóa thành adenosine triphosphate (ATP), sau đó chuyển hóa gene trên vi khuẩn để chúng có thể tạo ra các loại nhiên liệu có gốc alcohol.
(Nguồn: genk.vn)
Tin bài liên quan:
- Sản xuất năng lượng sạch từ pin năng lượng sinh học
- Tòa nhà năng lượng tảo, ứng dụng năng lượng sinh học
- UAE đầu tư 35 tỷ USD phát triển năng lượng sạch đến năm 2021
- Năng lượng sinh học từ tảo biển ở Úc
- Mục tiêu phát triển năng lượng sạch của Liên minh châu Âu đến năm 2030
- Thế giới đạt bước tiến lớn trong phát triển năng lượng sạch
- Công nghệ chuyển đổi năng lượng tái tạo bằng vi sinh vật
- CHLB Đức đẩy mạnh chiến lược phát triển và sản xuất năng lượng hydro xanh
- Năng lượng sinh học thắp sáng cây Noel
- Tiến bộ mới cho ngành năng lượng sạch