Ngày nay, điện toán đám mây (Cloud computing) đang được dùng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp. Với những lợi ích nổi bật như: khả năng truy cập tức thời vào dữ liệu 24/7, khả năng mở rộng gần như không giới hạn, dung lượng lưu trữ vô cùng lớn, điện toán đám mây được xem là sự đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp, giúp tối thiểu hóa chi phí cũng như hệ thống hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cùng với những tiện ích đó, công nghệ này cũng có không ích rủi ro ảnh hưởng đến sự an toàn của doanh nghiệp. Cụ thể, dữ liệu của doanh nghiệp có thể dễ dàng bị đánh cắp bởi tội phạm mạng.
Theo nghiên cứu của công ty phần mềm an ninh toàn cầu của Mỹ – McAfee, nhiều doanh nghiệp đang lưu trữ các dữ liệu quan trọng của họ trên đám mây công cộng (Public cloud). Đây là là một mô hình dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây, được cung cấp bởi bên thứ ba đến người dùng qua mạng internet công cộng. Public cloud không giới hạn đối tượng sử dụng, đó có thể là bất cứ ai, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp. Một vấn đề khác là việc sử dụng các mang Shadow IT, cơ sở hạ tầng phức tạp có thể phát triển từ thực tiễn hàng ngày, mà không có sự chấp thuận của bộ phận IT. Liên kết mạng giữa nhiều dịch vụ đám mây khác nhau hoặc sử dụng đám mây bằng các thiết bị cá nhân có thể đe dọa đến sự an toàn thông tin của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến nghị rằng doanh nghiệp nên kiểm soát kỹ nơi mà họ dùng để lưu trữ thông tin quan trọng. Các mạng cục bộ cũng như đám mây và thiết bị cá nhân của nhân viên nên được sắp xếp theo kiến trúc an toàn.
Theo báo cáo của Hiệp hội Kỹ thuật số Bitkom, hàng năm, số tiền thất thoát của nền kinh tế CHLB Đức do các cuộc tấn công kỹ thuật số là hơn 100 tỷ Euro. Vì vậy, các công ty cần thiết lập những biện pháp an ninh nội bộ để chống lại các thủ đoạn vô cùng tinh vi của tội phạm mạng.
Để xem các tin bài khác về “An toàn – An ninh mạng”, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: David Schahinian/ Hannover Messe)