Nhìn lại sự phát triển của laser sau 50 năm Vào năm 1960, một sinh viên vừa mới tốt nghiệp của trường đại học Stanford tên là Theodore Maiman đã phát minh ra những tia laser đầu tiên; nhưng laser chỉ thật sự được giới thiệu rộng rãi vào bốn năm sau đó bởi Arthur Schawlow và Chales Townes thuộc phòng thí nghiệm Bell.
Lúc bấy giờ laser được sử dụng cho máy ảnh dùng để định vị những điểm ảnh nhỏ bằng đầu ngón tay, đây là loại laser hồng ngọc. Các giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên của trường đại học Stanford đã nghiên cứu những kiến thức rất mới từ cơ bản đến nâng cao và giành được ba giải Nobel nhờ những đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, điện, viễn thông, giải trí và quân sự.
Nhấn vào ảnh để xem ở chế độ toàn màn hình
Sau đây là các mốc thời gian về sự phát triển của laser 1960: Tại phòng thí nghiệm Bell, Ali Javan đã phát minh ra loại laser sử dụng khí Heli và Neon, được ứng dụng trong kỹ thuật toàn ảnh và máy đọc mã vạch.
Ngày 16/05/1960: Khi đang làm việc tại trung tâm nghiên cứu Hughes ở Malibu, California; Theodor Maiman đã tạo ra tia laser đầu tiên có màu hồng ngọc.
1961: Peter Franken, giảng viên 50 năm tại trường đại học Stanford đã khám phá ra rằng ánh sáng không truyền thẳng khi ông chiếu laser hồng ngọc vào miếng thạch anh và nó đã tạo ra tia cực tím.
1962: Các bác sĩ tại Columbia, thuộc trung tâm y tế Presbyterian đã sử dụng laser hồng ngọc để diệt khối u võng mạc, đây là ứng dụng đầu tiên của laser trong y học. Nick Holonyak chế tạo ra loại laser bán dẫn, đây là nền móng cho sự phát triển của đèn LED sau này.
1963: Kumar Patel đã nghiên cứu ra loại laser CO2 tại phòng thí nghiệm Bell, loại laser này được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp. Cũng trong năm 1963, các bác sĩ Milton Flocks, Christian Zweng đã cộng tác với Narinder Kapany để dùng laser hồng ngọc cho việc điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường.
1964: Tiến sĩ Richard Smith, thành viên của phòng thí nghiệm Bell đã tạo ra laser VAG, đây là loại laser ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ vừa dùng để điều trị ung thư da. Đây là nền móng cho đền LED. Richard Johnson lần đầu tiên áp dụng laser vào việc xác định mục tiêu cho máy bay đánh bom.
1965: Giáo sư – kỹ sư Anthony Siegman của trường Stanford đã đưa ra khái niệm về sự công hưởng quang học không ổn định của laser, đây là một đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực điện lượng tử. Các nhà khoa học Matt Lehman, Joseph Goodman, David Jackson chiếu phim với kỹ thuật toàn ảnh tại Stanford.
1967: Tiến sĩ Stephen Harris và tiến sĩ Robert Byer đã chứng minh rằng chùm laser có thể điều chỉnh và họ có thể kiểm soát được các bước sóng của laser, đây là bước tiến rất quan trọng cho việc nghiên cứu về quang phổ.
1969: Lần đầu tiên cho ra mắt buổi trình diễn laser bởi Lowell Cross và Carson Jeffries, buổi trình chiếu diễn ra ở trường Mills tại Oakland. Họ cũng thiết kế buổi trình diễn kết hợp laser và ánh sáng tại hội chợ triễn lãm ở Nhật Bản. Donald Spencer đã dẫn đầu một nhóm chuyên nghiên cứu bước sóng hóa học của laser tại tập đoàn Aerospace ở El Segundo, California.
Ảnh minh họa
1970: Theodor Hansch và Arthur Schawlow đã ứng dụng laser trong việc chế biến thực phẩm.
1971: Gary Starkweather đã áp dụng laser cho máy in tại Xerox PARC.
1972: Hewlett và Packard cho ra mắt loại máy tính bỏ túi đầu tiên trên thế giới HP-35 với màn hình LED 15-digit.
1974: Máy đọc mã vạch đầu tiên được phát triển bởi Alfred Hildebrand có thể đọc được mã vạch của mười gói kẹo cao su Wrigley tại siêu thị ở Troy, Ohio.
1976: Một nhóm chuyên về công nghệ diode phát quang của trường Stanford được dẫn dắt bởi John Madey đã cho ra mắt loại laser điện tử tự do đầu tiên, đây là chùm điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ ánh sáng. Đây là một công cụ hỗ trợ làm tăng độ chính xác cho những ca phẫu thuật.
1977: Mạng cáp quang đầu tiên cho dịch vụ điện thoại đã được nối từ Long Beach đến Artesia, California.
1980: Quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng “hệ thống tích hợp laser” cho việc luyện tập bắn súng của lính Mỹ.
1982: Chiếc đĩa nhạc CD đầu tiên được phát hành năm bởi Billy Joel với album 52nd street
1986: Robert S. Reis và Robert E. Stoddard đã trình diễn laser xoay (dựa trên đồ án bảo vệ tốt nghiệp của Reis) tại buổi trình chiếu điện tử dành cho người tiêu dùng.
1988: Lắp đặt tuyến cáp quang xuyên đại dương đầu tiên, có khả năng xử lý 40.000 cuộc gọi quốc tế cùng một lúc.
1992: Tiến sĩ Olav Solgaard đã phát minh ra ánh sáng mảng rộng được kết hợp bởi những chùm sáng nhỏ được di chuyển trên băng di động, các chùm sáng laser này di chuyển sẽ phối trộn với nhau để tạo nên màn chiếu có độ phân giải cao.
1997: Giáo sư của trường đại học Stanford Steven Chu đã giành được giải Nobel vật lý vì đã nghiên cứu ra phương pháp làm lạnh bằng laser.
1998: Cuộc phẫu thuật giác mạc đầu tiên bằng laser(LASIK) được thực hiện bởi FDA.
2005: Theodor Hansch đã giành được giải Nobel nhờ nghiên cứu ra phương pháp tính toán quang phổ một cách chính xác dựa trên laser. Phương pháp này có thể đo được màu sắc và ánh sáng của phân tử và nguyên tử với độ chính xác rất cao.
2006: Tiến sĩ John Bowers ở UC-Santa Barbara đã phát minh ra laser bán dẫn chế tạo từ silicon, đây là một bước đệm rất quan trọng để phát triển các thiết bị quang học sau này.
2008: Công nghệ Blu-ray ra đời với việc ghi chép những bộ phim có độ nét cao chuẩn HD vào những chiếc đĩa DVD.
2009: Máy gia tốc tuyến tính bằng laser của trường Stanford có thể tạo ra chùm tia X-ray, ghi lại được chi tiết những chuyển động của nguyên tử.
2010: Cơ sở đánh lửa quốc gia ở Livermore, California có thể tạo ra năng lượng nhiệt hạch bằng những tia laser cực mạnh khoảng hơn 1 megajoule, xấp xỉ 500 lần tổng năng lượng tiêu thụ của nước Mỹ bất kỳ lúc nào.
(Theo Tarborotimes)