Các bạn đang xem “phần 2” của loạt bài “Robot và ba thập kỷ phát triển, tiến hóa”, để xem “phần 1” vui lòng nhấn vào đây.
H5, 1998
Năm 1998, tiếp tục đến lượt đại học Tokyo cho ra mắt sản phẩm thử nghiệm H5, với kích thước tương đường P2.
REEM-A, 2005
REEM-A, sản phẩm với khả năng đi lại, thao tác bằng tay, nói chuyện và phân tích hình ảnh được hoàn thiện vào năm 2005. Ngay sau đó vào 2006, REEM-A giành thắng lợi tại cuộc thi RoboCup tổ chức tại Bremen trong phần thi đi lại. Trong phần thi sút penalty, REEM-A cũng giành được vị trí thứ nhì.
Robothespian, 2005
RoboThespian, được bắt đầu phát triển năm 2005 tại Anh bởi tổ chức Engineered Arts Limited, là sản phẩm tiên phong cho các mẫu robot với khả năng tương tác thân thiện với con người. Với khả năng giao tiếp một cách hạn chế sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, mẫu robot này hiện vẫn liên tục được phát triển và được chào bán với giá khoảng 85.000 USD để đặt tại các vị trí hướng dẫn trong khu mua sắm, sảnh đường…
HRP-3 Promet, 2007
Các mẫu robot HRP-3 Promet Mk-II, HRP-2 Promet, and HRP-3 Prototype lần đầu được giới thiệu tại khu thí nghiệm của tập đoàn Kawada trong một buổi họp bào năm 2007. Với chiều cao 1,6m và trọng lượng 68kg, đây là sản phẩm hợp tác của tập đoàn Kawada với Học viện khoa học và công nghệ cao của Nhật.
Dexter, 2007
Hãng Anybots của Mĩ vào 2007 cũng cho ra mắt hai mẫu robot dạng người mang tên Dexter và Monty. Dexter cao 1,72m và nặng chỉ hơn 60kg mang trong mình khả năng đi lại, nhảy và tự động cân bằng chuyển động cơ thể gần giống với một con người. Để làm được điều này, Anybots sử dụng hệ thống các cảm biến trên thân Dexter, liên tục đo đạc và điều chỉnh các “cơ” – vốn là các xy-lanh khí – nhằm đạt mức cân bằng tốt nhất.
Aero-Blue, 2008
Tiếp tục tại cuộc thi “nội trợ” của robot tổ chức tại quận Kanagawa – Tokyo năm 2008, hình ảnh của Aero-Blue đang gập chiếc áo phông từ giỏ quần áo giặt là minh chứng rõ ràng nhất rằng các thế hệ robot mới đang tiến ngày càng gần hơn tới khả năng thực hiện các tác vụ thường ngày thay cho con người.
Asimo
Năm 2011, Honda tiếp tục thu hút được sự chú ý của toàn thế giới khi giới thiệu chú robot mà sau này danh tiếng được rất nhiều người biết tới – Asimo – ngay trên đất Mĩ.
Trí tuệ vật lí
Với các tiến bộ vượt bậc trong công nghệ điều khiến và cảm biến, các mẫu robot hiện đại ngày nay phần lớn đều đã có khả năng di chuyển qua nhiều loại địa hình và sử dụng một số công cụ cơ bản vốn được thiết kế cho con người
Vậy tiếp theo là gì? Dĩ nhiên là hệ thống trí tuệ tân tiến, và đó chính xác là điều DARPA đang nhắm đến. Hồi đầu năm nay, trên tạp chí Quốc Phòng của Mĩ, tiến sĩ James K. Gimzewski của đại học California cho biết bằng với các nỗ lực tái tạo cấu trúc tổ chức của bộ não hiện nay, chúng ta sẽ sớm được chứng kiến một bước đột phá trong ngành công nghiệp robot nói chung và hệ thần kinh nhân tạo nói riêng. Được biết thêm, Gimzeski hiện là cộng sự của DARPA trong một sự án mang tên Trí tuệ vật lý (Physical Intelligence). Ông cho biết “Về cơ bản, cơ chế xử lí dữ liệu mà chúng tôi đang phát triển này sẽ hoàn toàn khác với cơ chế chuyển dữ liệu từ bộ nhớ vào vi xử lí trên các máy tính hiện nay”.
(Nguồn hiendaihoa.com)