SpiderFab là một “con nhện máy” công nghệ cao được phát triển bởi công ty Tether Unlimited (TUI) hoạt động dựa vào công nghệ in 3D và cánh tay robot tự động để chế tạo, lắp ráp các thành phần và linh kiện của tàu vũ trụ cùng các hệ thống khác ngay trên quỹ đạo nhờ vào những vật liệu đơn giản, gọn nhẹ được chuyển lên từ mặt đất. Công nghệ đột phá này có ưu điểm là cho phép tạo nên những ăngten, tấm năng lượng mặt trời, các khung chữ V cà các thành phần đa chức năng khác với kích thướt lớn gấp hàng trăm lần so với công nghệ chế tạo hiện tại trên mặt đất.
Mới đây, TUI đã nhận được thêm 500.000 USD từ NASA cho giai đoạn hai trong hợp đồng phát minh công nghệ Innovative Advanced Concepts (NIAC). Được biết, vào tháng 7, TUI đã nhận được 100.000 USD từ NASA khi hoàn thành giai đoạn một của hợp đồng này.
Khả năng chế tạo và kết hợp các thành phần lớn như thế trong không gian, như các thành phần cấu tạo nên một “angten khổng lồ” hay một tấm năng lượng mặt trời có độ dài hàng kilometer cho phép NASA khả năng thu thập được dữ liệu với chất lượng cao hơn nhờ vào những dải băng tần rộng hơn, nhờ đó độ nhiễu của tín hiệu thấp hơn và vòng đời của thiết bị cũng được nâng cao, từ đó giảm được nhiều chi phí hơn.
Ngoài ra, bằng cách giảm kích thước cũng như trọng lượng của các thiết bị phải chuyển lên không gian mà NASA có thể sử dụng các tên lửa đẩy nhỏ hơn và ít tốn kém hơn. Hiện nay, phần lớn các thiết bị có kích thước lớn sử dụng trên không gian đều được lắp ráp tại mặt đất, sau đó được xếp gọn lại và được tên lửa đẩy ra ngoài không gian, sau đó thiết bị sẽ được triển khai để đưa vào sử dụng khi nó đã đi vào quỹ đạo. Cách làm này có thể khá tốn kém và rõ ràng là do kích thước của các thiết bị này quá lớn và cồng kềnh nên cần phải có một tên lửa đẩy lớn.
Thế nhưng Rob Hoyt, CEO và nhà khoa học đứng đầu của TUI cho hay, với công nghệ mới của TUI, vật liệu thô để tạo nên các thành phần quan trọng của thiết bị được chuẩn bị sẵn tại mặt đất dưới hình thức rất nhỏ gọn, như các cuộn dây hoặc các khối polyme. Một khi lên đến quỹ đạo, hệ thống chế tạo thiết bị trên không gian là SpiderFab sẽ tự xử lý các vật liệu để tạo nên các cấu trúc vô cùng lớn và phức tạp được tối ưu hóa trong môi trường không gian.
Công nghệ chế tạo thiết bị trên không gian của TUI có thể tạo ra một hệ thống có thể sữa chữa tàu vũ trụ, hơn nữa là tái tạo các thành phần đã bị hư hỏng trong quá trình hoạt động trên quỹ đạo. Thậm chí nó còn có thể tận dụng mảnh vỡ của các thiên thạch di chuyển trên quỹ đạo và cả rác vũ trụ để làm vật liệu hữu ích vào một ngày nào đó trong tương lai.
Song song với việc đầu tư nghiên cứu SpiderLab, TUI cũng đang nhận một hợp đồng từ NASA nhằm phát triển một thiết bị mang tên “Trusselator” cho phép xây dựng các khung chữ V (các vỉ kèo) nhằm tạo nên các tấm năng lượng mặt trời khổng lồ trên quỹ đạo. Rob Hoyt nói: “Một khi chúng tôi chứng minh rằng hệ thống này đã đi vào hoạt động, chúng tôi còn sẽ tạo ra những angten và kính thiên văn với kích thước của một sân vận động bóng đá để giúp tìm kiếm các hành tinh giống như Trái Đất thậm chí bằng chứng về sự sống ngoài Trái Đất”.
Nếu tất cả diễn ra đúng như kế hoạch, TUI sẽ trình làng các công nghệ mới mà họ đang phát triển trên quỹ đạo trước năm 2020. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công nghệ này, bạn có thể tìm thấy những phát thảo chi tiết và đầy đủ của nó trong tài liệu được phát hành từ trang web của NASA.
(Nguồn tinhte.vn)