Công nghệ tự động hóa và hệ thống robot đang góp phần to lớn vào nền công nghiệp đóng tàu hiện đại cũng như trong các ngành công nghiệp khác. Robot có thể làm những công việc như hàn, nâng vật nặng hay nổ mìn cũng như các công việc khác, đã giúp các nhân công trong nhà máy đóng tàu không phải làm những công việc nguy hiểm.
Ngành công nghiệp đóng tàu truyền thống đang dựa vào nhân công có tay nghề cao, những người có thể làm việc trong hàng giờ đồng hồ với những công việc đòi hỏi yêu cầu cao như hàn, cắt, sơn để những chiếc tàu lớn có thể vận hành. Các công ty đóng tàu lớn đã gia tăng số lượng các nhân công có kỹ thuật cao
Nhưng lực lượng lao động của ngành công nghiệp đã được thu hẹp khi đối mặt với suy thoái toàn cầu và tỷ lệ suy giảm của ngành đóng tàu ở nhiều thị trường khác nhau.
Năm 2012, trong một buổi trao đổi với tạp chí Ship Technology, chuyên gia tuyển dụng trong ngành hàng hải Natalie Desty cho biết các ngành công nghiệp hạt nhân, xây dựng, dầu và khí đang thu hút một số lượng lớn các nhân viên hàng hải có trình độ cao. “Chúng ta đang mất dần đi những người được đào tạo với kỹ thuật cao cho ngành hàng hải chuyển sang những ngành công nghiệp khác.
Robot: thu hẹp khoảng cách về nhân lực
Khi mà nguồn lao động đang tiếp tục khan hiếm thì các nhà máy đóng tàu đang phải đấu tranh cho những hiệu quả trong một thị trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt. Các công ty đóng tàu đang ngày càng gia tăng mức tự động hóa để duy trì những đơn đặt hàng của họ. Đây cũng là một vấn đề mà các ngành công nghiệp nặng khác đang gặp phải – bất kể tình trạng thiếu hụt lao động, thắt lưng buộc bụng, các chủ doanh nghiệp vẫn nhận ra được giá trị của những con robot như là sự duy trì hiệu quả và là một phương pháp chia sẻ với công nhân từ những công việc đơn giản đến nguy hiểm một cách tốt nhất
Và trong khi robot đang tiếp tục giúp con người trong việc thu hẹp khoảng cách về nhân lực trong các ngành công việc nặng, thì việc sử dụng chúng cũng đang trở thành một công việc kiến thiết hàng đầu trong các lĩnh vực này.Một nghiên cứu vào tháng 2 năm 2013 được làm bởi Metra Martech đã đưa ra kết quả rằng một triệu robot công nghiệp đang được sử dụng sẽ tạo ra gần 3 triệu công việc trong vòng năm năm tới.
Sự tăng trưởng này một phần là do việc áp dụng nhanh chóng công nghệ tự động hóa hiện tại ở các nước công nghiệp hóa như Trung Quốc, Brazil, và các nhà máy đóng tàu đang đóng vai trò đáng kể trong xu hướng này. Các nhà máy đóng tàu ở Brazil đang nhanh chóng áp dụng kỹ thuật tự động hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong ngành hàng hải và ngành công nghiệp khai thác xa bờ, và để giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng của chính họ.
Phí tự động hóa ở Brazil đang được dẫn dắt bởi nhà máy Estaleiro Atlantico Sul (EAS). Đây là nhà máy đóng tàu lớn nhất Brazil và họ đã hợp tác với công ty khổng lồ của Hàn Quốc, SamSung Heavy Industries (SHI) để giới thiệu bốn máy cắt plasma tự động và một trong những dòng máy cắt plasma lớn nhất trong ngành công nghiệp, có khả năng sản xuất sáu màn hình phẳng một ngày.
Nhà máy đóng tàu Geoje: nhà máy tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa
Có một lý do mà công ty đóng tàu EAS muốn khai thác vào chuyên môn kỹ thuật của Samsung Heavy Industry khi cả hai đều nằm trong quá trình tự động hóa của riêng mình. SHI là một trong những công ty đóng tàu hiện đại và hiệu quả nhất thế giới, được hoạt động với mức độ tự động hóa cao để làm quay tàu chuyên vận chuyển gas (LNG carrier), FPSOs (kho nổi chứa và xử lý dầu), tàu container siêu lớn và những loại tàu khác.
Nhà máy đóng tàu Geoje là một trong những cơ sở đóng tàu lớn nhất Hàn Quốc, và họ là công ty có doanh thu cao nhất thế giới với hơn 30 con tàu được sản xuất hàng năm. Hiệu quả của nhà máy đóng tàu là một phần ảnh hưởng đến tốc độ tự động hóa của Geoje, cùng với 68% của quá trình sản xuất được thực hiện bởi hệ thống robot. Hệ thống thông minh cũng được sử dụng tại cơ sở đóng tàu này bao gồm sự kiểm tra và ống làm sạch robot cũng như các đơn vị chịu trách nhiệm hàn, là một trong những hoạt động đóng tàu đầu tiên áp dụng công nghệ tự động hóa.
Hệ thống tự động hóa tiên tiến nhất của Geoje là “Robot nhện” (Spider robot). Những chú robot nhện này tự động di chuyển lên bề mặt tàu, cho nổ những chất gỉ và những chất gây ô nhiễm khác trước khi sơn. Trong một cuộc phỏng vấn và tháng 5, Jae-Hoon Kim, Phó chủ tịch Viện Công nghiệp Công nghệ, nơi đã phát minh ra robot nhện, đã giải thích rằng Robot nhện ban đầu được thiết kế cho việc hàn.
“Chúng tôi đã đưa ra một robot tự điều chỉnh hướng và được trang bị cảm biến máy ảnh 3D và công nghệ SoC (System-on-Chip). Các robot tự xác định nơi để liên kết và hàn tự động. Kết quả là chúng tôi đã có thể chạm tới ngưỡng tự động hóa cao nhất trong ngành ở mức 68%, và năng suất cũng như chất lượng đổi mới cũng đến như một kết quả tự nhiên của công nghệ tự động hóa này”. Ông Kim phát biểu.
“Hàn các bề mặt bên trong của con tàu vật chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (loại khí này cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp như từ -163 độ C) đã là một dự án mang tính thử thách cao. Phạm vi lỗi được cho phép không dưới 0.5mm. Chúng tôi đã hoàn thành công việc khó khăn này nhờ sự giúp sức của IT. Chúng tôi đã sáng chế ra hệ thống thuật toán không chỉ tính toán một cách chính xác mà nó còn có thể dự đoán sự thay đổi về mặt hình thức sau quá trình hàn. Bằng việc kết hợp GPS trong nhà với hệ thống này, một con robot đã được sinh ra và có thể di chuyển cũng như hàn chính xác ngay lập tức.
Quý vị đang xem loại tin bài “Sử dụng robot trong ngành đóng tàu”, để xem phần 2, vui lòng nhấn vào đây
(Theo ShipTechnoglogy)