Tập đoàn Vận tải biển Địa Trung Hải – MSC (Mediterranean Shipping Company) đang thúc đẩy quá trình “chuyển đổi xanh” trong ngành vận tải biển, khi công bố hợp đồng hợp tác 5 năm với Trung tâm Khử Cacbon cho lĩnh vực Hàng hải Quốc tế – GCMD (Global Centre for Maritime Decarbonization) tại Singapore. Trung tâm GCMD bắt đầu hoạt động phi lợi nhuận vào tháng 8.2021, trung tâm được thành lập với sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu trong ngành vận tải biển nhằm hỗ trợ phát triển và thử nghiệm các giải pháp xanh, cũng như định hình các tiêu chuẩn cho nhiên liệu của ngành hàng hải trong tương lai.
Tập đoàn MSC sẽ hỗ trợ tài chính và cung cấp nguồn lực cho nghiên cứu khử cacbon.
Các đối tác cho biết, bằng việc hợp tác với trung tâm GCMD, tập đoàn MSC đang củng cố cam kết của họ đối với vấn đề khử cacbon. Với tư cách là đối tác, tập đoàn MSC sẽ đóng góp bằng tiền mặt dành cho các thuyền viên và các chương trình thử nghiệm của trung tâm GCMD. Tập đoàn MSC cũng sẽ đóng góp vào các dự án bằng nhiều cách, như cho phép quyền tiếp cận tàu, thiết bị vận hành và các tài sản khác, cũng như dữ liệu vận hành tàu và báo cáo đánh giá, để cung cấp thông tin cho các thử nghiệm trong tương lai của trung tâm GCMD.
Giáo sư Lynn Loo, là CEO – giám đốc điều hành của trung tâm GCMD, ông cho biết: “Với việc tập đoàn MSC trở thành đối tác của chúng tôi, trung tâm GCMD hiện đang ở vị thế vững chắc hơn để thúc đẩy các giải pháp khử cacbon trong toàn ngành”.
Là công ty vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, MSC có một đội tàu gồm 730 chiếc tàu, cũng như danh sách đơn hàng đóng tàu mới nhiều nhất trong ngành, do đó họ có thể cung cấp những thông tin chi tiết quan trọng cần thiết cho trung tâm GCMD. Tập đoàn MSC sẽ sớm trở thành công ty sử dụng nhiên liệu sinh học làm nhiên liệu thay thế. Tập đoàn MSC cho biết, trong tương lai họ vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ việc cung cấp nhiều loại nhiên liệu thay thế của ngành hàng hải.
Ông Bud Darr, phó chủ tịch điều hành chính sách hàng hải & các vấn đề chính phủ của tập đoàn MSC cho biết: “Chúng tôi cam kết trong việc giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Và tại trung tâm GCMD, chúng tôi tin rằng mình đã tìm được một đối tác tuyệt vời để giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực hàng hải. Chúng tôi sẽ trao đổi ý tưởng, thông tin và cung cấp quyền truy cập vào các hệ thống và dữ liệu quan trọng của MSC, để giúp đẩy nhanh tiến độ hướng tới tương lai mà tất cả chúng ta đều mong muốn”.
Vào năm 2022, tập đoàn MSC trở thành một trong những hãng đầu tiên sử dụng tàu container chạy bằng nhiên liệu LNG. Họ đã tiếp bước đối thủ cạnh tranh CMA CGM – hãng vận tải hàng hải lớn đầu tiên trên thế giới đầu tư vào đội tàu chạy bằng nhiên liệu kép LNG. Tàu container đầu tiên của tập đoàn MSC chạy bằng nhiên liệu LNG, đó là tàu MSC Washington được đóng tại nhà máy đóng tàu Dương Tử Giang ở Trung Quốc. Tàu MSC Washington có trọng tải 150.000 tấn, sức chứa 14.280 TEU (1), có bồn chứa LNG loại C lớn nhất thế giới (loại bồn này được lắp đặt đầu tiên trên tàu container Neopanamax).
(1) TEU: Viết tắt của “twenty-foot equivalent units”. Là đơn vị đo lường sức chứa hàng hóa theo container được làm căn cứ tương đương cho một container tiêu chuẩn 20 feet, ứng với chiều dài là 20feet x chiều rộng 8 feet x chiều cao 8,5 ft.
Là một công ty gia đình, tập đoàn MSC giữ kín thông tin chi tiết về việc đóng mới tàu, mua hàng và thuê tàu, nhưng các nhà phân tích cho rằng tàu container MSC Washington là tàu đầu tiên được đóng trong số ít nhất 30 tàu container sử dụng nhiên liệu kép LNG. Vào tháng 2.2023, nhà máy đóng tàu Zhoushan Changhong tại Trung Quốc xác nhận rằng họ đã nhận được đơn đặt hàng 10 tàu chở hàng chạy bằng nhiên liệu LNG do MSC vận hành. Họ cho biết loạt tàu container có công nghệ rất tiên tiến, áp dụng động cơ đẩy năng lượng kép LNG, nhưng cũng là thiết kế sử dụng nhiên liệu amoniac.
Hợp tác với trung tâm GCMD, tập đoàn MSC cùng các nhà lãnh đạo khác trong ngành hàng hải bao gồm BHP, BW Group, Vận tải biển Đông Thái Bình Dương (Eastern Pacific Shipping), Ocean Network Express, Sembcorp Marine, BP, Hapag Lloyd, DNV và Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore. Tọa lạc tại cảng boong-ke lớn nhất thế giới, trung tâm GCMD mong muốn tận dụng thông tin chuyên môn để hỗ trợ các dự án nghiên cứu và chương trình thí điểm của họ.
Để xem các tin bài khác về “Hàng hải & Đóng tàu”, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: Maritime)