Theo tàu “khủng” lần đầu đi xuyên luồng Soài Rạp
Đúng 16 giờ 30 phút chiều 17/5, tàu container Norththern Genius (Nhật Bản) tải trọng 54.020 DWT đã cập cảng SPCT an toàn trong sự hân hoan chào đón của đại diện các sở ngành chức năng, đại diện nhiều cảng biển khu vực phía Nam cùng đông đảo nhân dân và phóng viên báo đài… Luồng Soài Rạp từ đây đã khẳng định có thừa năng lực đảm bảo cho các tàu như Norththern Genius và lớn hơn thế lưu thông vào ra các cảng biển.
Sông Soài Rạp hay Xoài Rạp là một phân lưu của hệ thống sông Sài Gòn – sông Đồng Nai. Sông được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ theo hướng nam đổ ra Biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và Cần Giuộc (Long An), giữa Cần Giờ và Gò Công Đông (Tiền Giang).
Sông có chiều dài khoảng 40 km, khúc rộng nhất của sông khoảng 3 km nằm phía hạ lưu nơi ranh giới giữa xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ và xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Ngày 21 tháng 6 năm 2014, dự án nạo vét sông Soài Rạp giai đoạn 2, vay vốn ODA của Chính phủ Bỉ kết thúc. Sông Soài Rạp đã được nạo vét đến độ sâu 9m và cảng Hiệp Phước trên luồng sông Soài Rạp đã đón được tàu 50.000 tấn. Trong tương lai, lòng sông tiếp tục được nạo vét đến độ sâu 12m để cảng Hiệp Phước sẽ đón được tàu 70.000 tấn, xứng tầm hệ thống cảng biển quốc tế lớn và hiện đại của Việt Nam nằm trên luồng sông này nhằm thay thế cho hệ thống cảng Sài Gòn cũ.
(Tham khảo: giaothongvantai.com.vn/ wikipedia)
Tin bài liên quan:
- Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines đón và sửa chữa tàu biển đầu tiên
- Ấn Độ lần đầu ra mắt tàu sân bay tự chế
- Hải quân Mỹ ra mắt tàu thủy chạy bằng năng lượng nhiên liệu sinh học đầu tiên
- Tuyến đường sắt xuyên biển đầu tiên nối liền Á – Âu
- Hệ thống năng lượng cho đầu máy và toa xe trong tàu điện
- Tàu hai thân cao tốc đầu tiên tại Việt Nam
- Tàu lặn kiểu mới
- Siemens xây dựng nhà máy lắp ráp tàu điện tại Thổ Nhĩ Kỳ
- Tàu nhanh nhất thế giới được lắp ráp thế nào?
- Tàu năng lượng mặt trời MS Turanor Planetsolar đến London