Tìm hiểu nguyên nhân khiến cáp quang AAG bị đứt
Vì những nguyên nhân khác nhau, mà đôi khi tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố. Mỗi khi sự cố này xảy ra khiến cho lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này bị ảnh hưởng nhiều hay ít tùy theo tính chất của những sự cố hay hư hỏng của tuyến cáp này.
AAG là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới, với độ dài hơn 20.000km, kết nối Đông Nam Á với nước Mỹ, thông qua Thái Bình Dương và được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. Hãy cùng tìm hiểu sơ bộ cấu tạo của tuyến cáp và một sốnguyên nhân gây sự cố cho tuyến cáp này tại sơ đồ infographic sau đây:
Về tuyến cáp Asia-America Gateway (AAG) là một hệ thống cáp truyền thông ngầm dưới biển dài 20.000 kilômét (12.000 mi) nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ, đi qua các nước và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ.
AAG được thiết kế với lưu lượng ban đầu là 2Tbps (2.000Gbps) và được nâng cấp theo thời gian. Tốc độ truyền của cáp có thể lên đến 2.88 Tbit/s (Hawaii & Hồng Kông-Đông Nam Á) và 1.92 Tbit/s (Hawaii-Hồng Kông). Cáp được đưa vào phục vụ vào ngày 10 tháng 11 năm 2009.[4] Tổng vốn phát triển hệ thống cáp AAG khoảng $500 triệu USD, được 19 công ty đầu tư gồm: Authority for Info-Communications Technology Industry của Brunei Darussalam, AT&T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), British Telecom Global Network Services (UK), CAT Telecom (Thái Lan), Telkom Indonesia (Indonesia), ETPI (Philippines), FPT Telecom (Việt Nam), Ezecom/Telcotech (Campuchia), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), Tổng công ty Bưu chính Sài Gòn (Việt Nam), StarHub (Singapore), Telekom Malaysia, Telstra (Úc), Telecom New Zealand, Viettel (Việt Nam), và tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Các điểm nối với đất liền tại Hoa Kỳ, Hawaii, Guam, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.
Để xem các tin bài khác liên quan có cùng chủ đề Cáp quang AAG, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: khoahoc.com.vn)
Tin bài liên quan:
- Alstom nhận được hợp đồng cung cấp tàu điện cho thành phố Sydney
- Dự án nâng cấp hệ thống tín hiệu đường sắt trị giá 330 triệu Euro tại Hồng Kông
- Doosan Vina trở thành nhà cung cấp các sản phẩm điện hạt nhân
- ABB cung cấp thiết bị điện cho dự án cáp ngầm Phú Quốc
- 20 nguyên nhân làm giảm hiệu suất động cơ phụ của tàu (phần 2)
- Bước đột phá của quang hợp nhân tạo
- [Tiêu điểm tại CeBIT 2017] Sự phát triển mạng 5G với công nghệ cáp quang sợi thủy tinh của Nokia
- Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh sẽ có trạm xử lý nước thải tại nơi sản xuất
- GE cung cấp 52 tua – bin cho dự án giai đoạn II điện gió Bạc Liêu
- Alstom cung cấp toa xe điện cho hệ thống Metro tại thành phố Panama