Về cơ bản, không có sự khác nhau nhiều giữa dầu mỡ ô tô và dầu mỡ công nghiệp. Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc và mục đích và hiệu quả mong muốn.
Khi xét về khả năng ứng dụng của nó thì cần phải phân tích một vài yếu tố liên quan. Những yếu tố này bao gồm các loại chất làm đặc và nồng độ của chúng trong dầu, chất bôi trơn, độ nhớt và các chất phụ gia khác. Dầu mỡ bôi trơn được đánh giá theo thang điểm từ 000 đến 6 bởi NLGI – Viện nghiên cứu dầu mỡ bôi trơn (National Lubricating Grease Institute).
Có hai ký tự thường được dùng trong ngành công nghiệp ô tô để nhận biết các loại dầu mỡ ô tô. Ví dụ, các loại dầu mỡ thường được ký hiệu là GC hoặc LB. GC thường được dùng cho vòng bi và trục trong khi loại LB dùng cho đầu nối thanh giằng (chassi), khớp cầu và rô-tuyn.
Ảnh minh họa
Dù ứng dụng vào việc gì đi nữa thì tác dụng chung của chúng vẫn là giảm ma sát, chống ăn mòn, bảo vệ vòng bi tránh nước và các chất ô nhiễm. Một trong những lý do chính của việc sử dụng không hiệu quả là dùng sai loại dầu, cũng có một vài nguyên nhân khác như sử dụng quá ít hoặc quá nhiều, thay dầu mỡ không đúng thời điểm.
Đối với thiết bị máy móc công nghiệp, môi trường nhiều bụi bẩn, ít được bảo dưỡng, hoạt động liên tục hết công suất thì việc lựa chọn dầu mỡ bôi trơn rất quan trọng trong việc hạn chế hao mòn của máy. Loại mỡ tốt là có khả năng chịu nước cao, độ bền lâu dài và có lớp film mạnh.
Vòng bi có khả năng ô nhiễm ít hơn nhưng thường bị biến dạng bởi tốc độ quay và nhiệt độ do ma sát. Về vấn đề này, cần chọn loại mỡ có khả năng chống oxy hóa tốt, ổn định cơ học và vẫn tạo hiệu quả hoạt động ở nhiều trạng thái nhiệt độ khác nhau.
Tóm lại, các thành phần của dầu mỡ ô tô và công nghiệp tương đối giống nhau nhưng mỗi loại được sản xuất với những đặc tính riêng biệt cho những ứng dụng khác nhau. Vì vậy, để sử dụng hiệu quả cần chọn đúng loại dầu mỡ cho mỗi loại máy móc.
(Theo Machinery Lubrication)