Tối ưu hóa quy trình nhờ công nghệ RPA
CHLB ĐỨC – Theo các báo cáo hiện nay, ngành công nghiệp cơ khí CHLB Đức đang trong giai đoạn bấp bênh với nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên, công ty tư vấn và đào tạo Staufen cho biết, việc tối ưu hóa quy trình vẫn còn nhiều tiềm năng có thể giải quyết vấn đề này.
Mặc dù, ngày nay, robot với nhiều loại hình khác nhau đang trở nên ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí. Nhưng một thách thức lớn là robot chỉ được dùng đa số trong dây chuyền sản xuất. Theo ông Wilhelm Goschy, Thành viên Hội đồng quản trị của Staufen, ngoài quy trình sản xuất, nếu các công ty chú trọng thêm vào quy trình chuỗi cung ứng upstream và downstream, thì họ có thể tiết kiệm tới 30% chi phí. Ví dụ, công nghệ RPA (Robotic Process Automation) có thể hỗ trợ rất nhiều cho bộ phận back office (bao gồm các nhân viên hành chính và nhân viên hỗ trợ không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng) hoặc bộ phận kinh doanh. RPA là khái niệm chỉ robot phần mềm sử dụng công cụ quy tắc (Rule engine) và trí tuệ nhân tạo (AI), để thay thế con người thực hiện các công việc khối lượng lớn, lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Một số nhiệm vụ phức tạp thường phải cần nhiều nhân lực giờ đây đã có thể xử lý dễ dàng bằng robot phần mềm RPA. RPA làm việc không mệt mỏi, không chịu những ảnh hưởng tâm lý như con người, tốc độ nhanh và chi phí thấp. Vì vậy, các khoản chi phí tiết kiệm được có thể dùng để bù đắp cho việc giảm doanh số hoặc chuẩn bị cho các hoạt động phát triển kế tiếp của công ty.
Tuy nhiên, cổng thông tin “Industry of Things” của CHLB Đức cảnh báo, các công ty nên chú ý đến vấn đề bảo mật khi sử dụng RPA. RPA thường được định hướng trong bộ phận kinh doanh, đôi khi không liên quan đến bộ phận công nghệ thông tin. Điều này có thể mang đến những rủi ro cho các cuộc tấn công mạng. Do đó, điều quan trọng là phải bảo mật và giám sát thật kỹ quyền truy cập cho robot phần mềm.
Để xem các tin bài khác về “RPA”, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: David Schahinian/ Hannover Messe)
Tin bài liên quan:
- Phần mềm lập trình robot trực quan đến từ ArtiMinds
- [Hannover Messe 2018] Tại sao cần đầu tư robot thông minh cho quá trình sản xuất?
- Cường độ công nghệ – Chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp
- [Tiêu điểm tại Hannover Messe 2017] Công nghệ mô phỏng và công nghệ thực tế ảo
- BLANK tự động hóa quá trình đúc
- [Tiêu điểm tại Hannover Messe 2016] Công nghiệp 4.0: Robot tập sự
- Công nghệ thực tế ảo 3D Matterport giúp giám sát việc xây dựng và giới thiệu công trình
- Với công nghệ của Yaskawa việc tự động hóa robot sẽ trở nên dễ dàng
- [Hannover Messe 2017] DUPLOcator, Robot có khả năng tự thao tác sau khi theo dõi, nhận dạng quá trình thực hiện công việc
- Wandelbots cho ra mắt bút lập trình robot TracePen