Với nỗ lực hiện đại hóa lưới điện của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, Schneider Electric đã lắp đặt và đưa vào vận hành thành công giải pháp tái cấu hình lưới tự động (Decentralized Self-Healing Grid) cho 14 trạm của hai mạch vòng lưới ngầm trung thế khu công nghệ cao quản lý bởi Công ty Điện lực Thủ Thiêm.
Thách thức của điện lực Khu Công nghệ cao Sài Gòn (Saigon Hi-Tech Park – SHTP) là địa chỉ của khoảng 40 công ty công nghệ cao như: Samsung, Intel, Nidec, Sanofi, Daikou … các khách hàng này, đặc biệt là Intel rất nhạy cảm với tính liên tục cung cấp điện 24/7. Mất điện và sự cố (nếu có) phải được xử lý ngay lập tức.
Hệ thống lưới ngầm trung thế hiện hữu của SHTP sử dụng tủ hợp bộ của Schneider Electric tại trạm ngắt (loại MCset) cũng như các trạm mạch vòng (loại RM6). Công ty Điện lực Thủ Thiêm đã lựa chọn Schneider Electric để triển khai giải pháp tái cấu hình lưới tự động cho khu SHTP với thời gian triển khai là ba tháng, từ lúc ra quyết định đến khi hoàn tất lắp đặt và thử nghiệm.
Giải pháp của Schneider Electric Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện khắt khe của khách hàng, Schneider Electric đã nâng cấp 14 trạm trung thế/ hạ thế (MV/LV) dọc theo hai mạch vòng lưới ngầm cung cấp điện cho khu Công nghệ cao: các tủ mạch vòng RM6 được trang bị thêm mô-tơ sạc và tích hợp bộ điều khiển từ xa T200 có chức năng RTU và chỉ báo sự cố, rơle phát hiện điện áp VD23, chỉ thị điện áp VPIS (xem hình 1).
Hình 1. Các thiết bị tích hợp vào tủ RM6 của Schneider Electric sẵn sàng cho giải pháp tự phục hồi
Trên cơ sở bổ sung các thiết bị trên cho các tủ RM6 thuộc hai mạch vòng khu công nghệ cao, cùng với hệ thống truyền thông không dây giữa các trạm, giải pháp tự phục hồi cho lưới ngầm trung thế với các giải thuật tích hợp trong các bộ điều khiển T200 sẽ mang tính thông minh vào lưới bằng cách điều khiển đóng/ cắt tự động các tủ RM6 cho mọi kịch bản sự cố, khôi phục cung cấp điện cho các vùng bị ảnh hưởng dưới 30 giây.
Ngoài ra, các trạm còn kết nối về máy tính giám sát đặt tại Công ty Điện lực Thủ Thiêm, sau đó qua cáp quang về máy tính điều khiển đặt tại Trung tâm Điều độ Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh để có thể giám sát tình trạng/ thông số vận hành và điều khiển đóng cắt thông qua giao diện phần mềm SCADA Easergy L500.
Hình 2. Giao diện Easergy với giải pháp tự động hóa mạch vòng cho SHTP
Các lợi ích cho điện lực – Giảm SAIDI, cô lập sự cố và khôi phục cung cấp điện dưới 30 giây cho 2/3 khách hàng – Triển khai nhanh và đơn giản (3 tháng từ lúc đặt hàng cho đến khi nghiệm thu) – Vận hành đơn giản, không cần hệ thống DMS – Đầu tư hiệu quả do dùng sản phẩm tích hợp; linh động và dễ dàng cấu hình – Thuận tiện cho mở rộng và thu thập dữ liệu tối ưu hóa hiệu quả thiết bị
(Nguồn: nangluongvietnam.vn)