BỈ – Báo cáo thị trường năng lượng gió toàn cầu đã được công bố. Với số liệu thống kê mới nhất, đã chỉ ra những thách thức chính mà ngành phải đối mặt và khám phá các thị trường mới nổi, báo cáo thị trường – Global Wind Report 2023 của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu – GWEC (Global Wind Energy Council) là công cụ chính cho các nỗ lực thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
Điểm nổi bật Năm 2022 là năm thứ ba toàn cầu khai thác tốt năng lượng gió, tăng thêm 78 gigawatt (GW) điện gió.
Tổng công suất lắp đặt hệ thống điện gió toàn cầu tăng lên 906 GW. Điều này cho thấy mức tăng trưởng hàng năm là 9%.
Năm 2023 sẽ là năm đầu tiên công suất điện gió vượt quá 100 GW, bản tin thị trường của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC Market Intelligence) dự báo mức tăng trưởng hàng năm sẽ là 15%.
Dự báo công suất mới sẽ đạt là 680 GW trong 5 năm tới (2023-2027). Con số này tương ứng với 136 GW điện gió mỗi năm cho đến năm 2027.
Có triển vọng phát triển tích cực đến năm 2030, dự kiến sẽ có thêm 143 GW điện gió vào cuối thập kỷ này, cao hơn 13% so với dự báo trước đó. Trước đây chúng tôi dự báo sẽ có 1.078 GW được xây dựng từ năm 2022-2030, hiện tại con số này được dự báo là 1.221 GW công suất mới được khai thác trong giai đoạn 2023-2030.
Công suất điện gió lắp đặt mới
Năm 2022, toàn cầu có 77,6 GW công suất điện gió đã được kết nối vào lưới điện, nâng tổng công suất gió lắp đặt lên 906 GW1, tăng trưởng 9% so với năm 2021.
Các thị trường hàng đầu thế giới về công suất điện gió lắp đặt mới năm 2022 là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, CHLB Đức và Thụy Điển.
Nhìn chung, các quốc gia này chiếm 71% tổng số lượt lắp đặt công suất mới toàn cầu năm 2022, thấp hơn 3,7% so với năm 2021. Điều này chủ yếu là do hai thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ mất tổng cộng 5% thị phần so với năm 2021 – năm năm thứ hai liên tiếp cả hai nước đều mất thị phần.
Triển vọng phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi từ việc lắp đặt các công trình mới
Bắc Mỹ: Tổng cộng, 60 GW công suất điện gió trên bờ dự kiến sẽ được khai thác trong 5 năm tới (2023–2027), trong đó 92% công suất điện gió ở Mỹ và phần còn lại ở Canada.
Châu Âu: Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại ở các thị trường như: CHLB Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, thị trường nội địa châu Âu sẽ cất cánh trở lại từ năm 2024.
Châu Phi/ Trung Đông: Tổng cộng 17 GW công suất mới dự kiến sẽ được khai thác trong 5 năm tới (2023–2027), trong đó 5,3 GW điện gió tại Nam Phi, 3,6 GW tại Ai Cập, 2,4 GW tại Ả Rập Saudi và 2,2 GW tại Maroc.
Mỹ La-tinh: Bản tin thị trường GWEC dự kiến 26,5 GW điện gió trên bờ sẽ được khai thác ở khu vực này trong 5 năm tới (2023–2027) tại Brazil, Chile và Colombia đóng góp 78% công suất.
Cột mốc 2.000 GW công suất điện gió dự kiến sẽ đạt được chỉ sau 7 năm So với triển vọng toàn cầu năm 2030 được công bố cùng với báo cáo gió toàn cầu năm ngoái, Bản tin thị trường GWEC đã tăng dự báo về tổng công suất điện gió khai thác trong giai đoạn 2023–2030 lên 143 GW (13% hàng năm).
Những cơ sở để đánh giá khả năng tăng công suất điện gió: – Cải cách hệ thống năng lượng ở châu Âu, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo để đạt được an ninh năng lượng sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra; – Cam kết của Trung Quốc trong việc mở rộng vai trò của năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng; – Dự kiến tăng cường lắp đặt hệ thống điện gió trong 10 năm tại Mỹ, được thúc đẩy bởi Đạo luật Giảm Lạm phát – IRA (Inflation Reduction Act).
Tình hình thị trường cung và cầu năng lượng gió trên bờ giai đoạn 2023-2031 Trung Quốc dẫn đầu thế giới về hoạt động lắp ráp vỏ tuabin gió trên bờ với công suất hàng năm 82 GW. Với công suất lắp ráp hàng năm là 21,6 GW, châu Âu là khu vực sản xuất vỏ tua-bin gió trên bờ lớn thứ hai thế giới, tiếp theo là Mỹ (13,6 GW), Ấn Độ (11,5 GW) và Mỹ La-tinh (6,2 GW).
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, các nhà máy cung ứng tuabin gió ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Mỹ La-tinh có đủ năng lực sản xuất vỏ bọc tuabin gió để đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khi các quốc gia còn lại trên thế giới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các tuabin gió nhập khẩu để đáp ứng mức tăng trưởng dự kiến.
Tình hình thị trường cung và cầu năng lượng gió ngoài khơi giai đoạn 2023–2031
So với năng lượng gió trên bờ, các hệ thống tuabin gió ngoài khơi có số lượng nhiều hơn, do thực tế trên thế giới có 99% công suất tuabin gió trên biển hiện nằm ở châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Trung Quốc là trung tâm sản xuất vỏ tuabin ngoài khơi đứng đầu thế giới, với công suất lắp ráp hàng năm lên tới 16 GW, trong đó 1 GW thuộc sở hữu của một nhà sản xuất phụ tùng gốc – OEM (Original Equipment Manufacturing) từ phương Tây.
Để xem các tin bài khác về “Năng lượng gió”, vui lòng nhấn vào đây.
(Nguồn: GWEC)
Lưu ý:
Để xem và khai thác hiệu quả nội dung của video clip nói trên (từ YouTube/ một dịch vụ của Google), Quý vị có thể thực hiện các bước sau: 1. Nếu tốc độ internet nhanh, có thể mở chế độ xem toàn màn hình bằng cách nhấn vào khung [ ] tại góc phải (phía dưới góc phải của video) 2. Chọn chế độ hình ảnh tốt nhất của đoạn video, hãy click vào hình bánh xe răng cưa và chọn chất lượng cao hơn (hoặc HD) theo ý muốn 3. Để hiển thị nội dung phụ đề, nhấn vào nút biểu tượng phụ đề [cc]. Một số video không có chức năng này sẽ không có biểu tượng phụ đề. 4. Quý vị có thể nghe hiểu tiếng Anh và có nhu cầu chia sẻ thông tin đến cộng đồng, hãy hỗ trợ techMAG biên dịch nội dung video và gửi cho chúng tôi để có cơ hội đăng thông tin lên technologyMag.net