Theo bạn thì người ta đã sơn cho chi tiết ở hình minh họa bên dưới như thế nào? Nếu sơn theo cách truyền thống, chắc chắn họa tiết sẽ không đều, đồng thời có thể bề mặt sẽ bị rộp bong bóng. Do đó, công nghệ sơn phủ Hydrographics ra đời để giải quyết việc này. Có thể hiểu đơn giản công nghệ này giống như cách tráng ảnh trong kỹ thuật tráng rửa phim 35mm ngày xưa, gồm 3 công đoạn: chuẩn bị vật liệu, tạo môi trường sơn và sơn.
Đầu tiên người ta sẽ có một hồ nước rộng và sâu đủ để nhúng toàn bộ vật cần sơn chìm trong đó. Sau đó, người ta sẽ lấy một tấm phim được phủ cồn polyvinyl chuyên dụng, với bề mặt của tấm phim là những hoa văn, họa tiết để sơn lên chi tiết cần sơn. Tấm phim này sẽ được nhúng vào hồ nước, sau đó người ta phun sương xăng lên trên để tấm phim tan trong nước đồng thời loại bỏ các bong bóng có thể gây rộp vật cần sơn. Cuối cùng, hoa văn/ họa tiết đã hoàn toàn “được in lên mặt nước”, người ta sẽ từ từ nhúng vật cần sơn chìm trong nước, rồi nhấc lên, như vậy là quá trình sơn phủ Hydrographics hoàn tất.
Phương pháp sơn này có rất nhiều ưu điểm là nhanh, sơn được bất kì vật liệu, đồ vật nào miễn là nó không sợ nước và sơn được tất cả mọi ngóc ngách khó, lớp sơn đều, đẹp và bền. Các bạn có thể xem video clip ngắn bên dưới để hiểu rõ hơn cách sơn phủ Hydrographics này như thế nào.
‘Water transfer printing’ còn được gọi là in chìm, hình ảnh chuyển nước, nhúng nước, bi nước, in khối, thủy văn, hoặc công nghệ sơn phủ HydroGraphics, là một phương pháp áp dụng thiết kế sơn lên bề mặt ba chiều. Các kết hợp kết quả có thể được coi là nghệ thuật trang trí hoặc nghệ thuật ứng dụng. Quá trình sơn phủ HydroGraphics có thể được sử dụng trên kim loại, nhựa, thủy tinh, gỗ cứng và các vật liệu khác.
(Nguồn: khoahoc.tv/ wikipedia)