Những máy tính để bàn (PC) và máy trạm RTX AI mang lại khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) độc quyền và hiệu suất cao nhất cho các game thủ, những người sáng tạo nội dung, nhà đầu tư và người sử dụng PC hàng ngày.
Với sự ra mắt của công nghệ RTX (1) vào năm 2018 và bộ xử lý đồ họa (GPU) (2) dân dụng đầu tiên được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) — GeForce RTX — tập đoàn NVIDIA đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang điện toán AI. Kể từ đó, trí tuệ nhân tạo trên PC và máy trạm RTX đã phát triển thành một hệ sinh thái với hơn 100 triệu người dùng và 500 ứng dụng AI. (1) RTX (Ray Tracing Texel eXtreme): có nghĩa là card đồ họa được tích hợp công nghệ dò tia (Ray Tracing). (2) GPU (Graphics Processing Unit): là một vi mạch chuyên dụng được thiết kế để thao tác và truy cập bộ nhớ đồ họa một cách nhanh chóng, đẩy nhanh việc tạo ra các hình ảnh trong bộ đệm khung hình trước khi xuất ra màn hình hiển thị.
AI tạo sinh (Generative AI) (3) hiện đang mở ra một làn sóng khả năng mới từ máy tính để bàn đến đám mây. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn sâu sắc của tập đoàn NVIDIA về trí tuệ nhân tạo đã giúp cho tất cả khách hàng xử lý nhiều tính năng AI có hiệu suất. (3) AI tạo sinh: hay còn được gọi là ‘trí tuệ nhân tạo tạo sinh’. Là một loại hệ thống AI có khả năng tạo ra văn bản, hình ảnh hoặc các phương tiện truyền thông dựa trên các gợi ý.
Khách hàng làm việc tại nhà và văn phòng đã tận dụng AI được tích hợp trên card đồ họa RTX với phần mềm giúp nâng cao năng suất và giải trí. Các game thủ cảm nhận được lợi ích của công nghệ trí tuệ nhân tạo trên card đồ họa GeForce RTX do tốc độ khung hình cao hơn ở độ phân giải tuyệt đẹp trong các game mà họ yêu thích. Khách hàng có thể tập trung vào sự sáng tạo, thay vì thực hiện những công việc lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Và các nhà đầu tư có thể hợp lý hóa quy trình công việc bằng cách sử dụng AI tạo sinh để tạo nguyên mẫu và tự động gỡ lỗi.
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang phát triển một cách nhanh chóng. Trong nghiên cứu phát triển, AI sẽ giúp giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn. Và những nhu cầu khắt khe về hiệu năng sẽ được công nghệ RTX xử lý.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Ở dạng cơ bản nhất, trí tuệ nhân tạo là một loại máy tính thông minh hơn. Đó là khả năng của một chương trình máy tính hoặc một cỗ máy suy nghĩ, học hỏi và thực hiện hành động mà không cần mã hóa rõ ràng bằng các tệp lệnh để thực hiện hoặc khách hàng phải kiểm soát từng lệnh.
AI có thể được coi là khả năng để một thiết bị thực hiện các tác vụ một cách tự động, bằng cách nhập và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, sau đó nhận dạng các mẫu trong dữ liệu đó – thường được gọi là “được đào tạo”.
Quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo luôn hướng đến việc phát triển các hệ thống thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người và thường đòi hỏi mức độ đầu vào đáng kể để hoàn thành — chỉ ở mức độ vượt quá khả năng của bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nhân sự. Vì lý do này, AI thường được xem là mang tính đột phá và có tính biến đổi cao.
Lợi ích chính của hệ thống trí tuệ nhân tạo là khả năng học hỏi từ kinh nghiệm hoặc mô hình bên trong dữ liệu, tự điều chỉnh kết luận khi được cung cấp dữ liệu đầu vào hoặc dữ liệu mới. Khả năng tự học này cho phép các hệ thống AI thực hiện nhiều nhiệm vụ tuyệt vời, bao gồm nhận dạng hình ảnh, nhận dạng giọng nói, dịch ngôn ngữ, chẩn đoán y tế, điều hướng ô tô, nâng cao hình ảnh và video cũng như hàng trăm trường hợp khác.
Bước tiếp theo trong quá trình phát triển của trí tuệ nhân tạo chính là tạo nội dung – được gọi là AI tạo sinh. Nó cho phép người dùng nhanh chóng tạo nội dung mới và lặp lại nội dung đó, dựa trên nhiều loại đầu vào khác nhau, có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt ảnh, mô hình 3D hoặc các loại dữ liệu khác. Sau đó, AI tạo sinh sẽ tạo ra nội dung mới ở dạng tương tự hoặc dạng mới.
Các ứng dụng ngôn ngữ phổ biến, như ChatGPT dựa trên đám mây, cho phép người dùng tạo bản sao chi tiết dựa trên yêu cầu từ một văn bản ngắn. Mô hình tạo hình ảnh như Stable Diffusion giúp chuyển văn bản mô tả đầu vào thành hình ảnh mong muốn. Các ứng dụng mới đang biến văn bản thành video và hình ảnh 2D thành hình ảnh 3D.
Máy tính để bàn với card đồ họa GeForce RTX AI và máy trạm NVIDIA RTX PC AI là máy tính để bàn có phần cứng chuyên dụng được thiết kế để giúp trí tuệ nhân tạo chạy nhanh hơn. Đó là sự khác biệt giữa việc ngồi chờ tải hình ảnh 3D và xem nó cập nhật tức thì bằng công cụ khử nhiễu AI.
Trên card đồ họa RTX, các bộ tăng tốc trí tuệ nhân tạo chuyên dụng được gọi là Tensor Cores. Chúng giúp tăng tốc hiệu suất AI trên các ứng dụng yêu cầu khắt khe nhất cho công việc và giải trí.
Một cách để đo hiệu suất AI là tính bằng teraops, hay nghìn tỷ phép tính mỗi giây (TOPS). Tương tự như xếp hạng mã lực của động cơ, TOPS có thể mang đến cho người dùng cảm nhận về hiệu suất AI của PC chỉ bằng một con số duy nhất. Thế hệ card đồ họa GeForce RTX hiện tại cung cấp các tùy chọn với hiệu suất từ 200 TOPS AI cho đến hơn 1.300 TOPS, với nhiều tùy chọn trên máy tính xách tay và máy tính để bàn. Các khách hàng cần thiết bị chuyên nghiệp có thể chọn dòng card hiệu năng AI cao hơn, đó là thế hệ NVIDIA RTX 6000 Ada .
Để so sánh điều này, thế hệ máy tính để bàn công nghệ trí tuệ nhân tạo không có bộ xử lý đồ họa, hiện tại có phạm vi hiệu suất AI từ 10 đến 45 TOPS.
Ngày càng có nhiều loại ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo yêu cầu một PC có khả năng thực hiện cục bộ một số tác vụ AI nhất định – nghĩa là thao tác trên thiết bị thay vì chạy trên đám mây. Lợi ích của việc chạy trên PC AI bao gồm khả năng tính toán luôn sẵn có, ngay cả khi không có kết nối Internet; hệ thống có độ trễ thấp để có khả năng phản hồi cao; và tăng cường quyền riêng tư để người dùng không phải tải các tài liệu nhạy cảm lên cơ sở dữ liệu trực tuyến trước khi trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng được.
AI cho mọi người Bộ xử lý đồ họa công nghệ RTX không chỉ mang lại hiệu năng. Các khách hàng có thể truy cập nhiều tính năng trí tuệ nhân tạo bất kể trình độ kỹ năng của họ.
Từ nâng cấp AI đến hội thảo video cho đến các chatbot thông minh có thể cá nhân hóa, đều có những công cụ mang lại lợi ích cho mọi đối tượng khách hàng.
Công nghệ RTX Video sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cấp video phát trực tuyến và hiển thị video đó ở chế độ HDR (4). Đưa video có độ phân giải thấp hơn ở dải động tiêu chuẩn thành dải động cao có độ phân giải cao lên đến 4K sống động. Khách hàng RTX có thể tận hưởng tính năng này bằng cách kích hoạt một lần, chỉ bằng một cú nhấp chuột trên mọi video được phát trực tuyến trên trình duyệt Chrome hoặc Edge. (4) Chế độ HDR trên màn hình và TV: là tiêu chuẩn hiển thị mới mang lại nhiều dải nhạy sáng trong việc trình diễn phần nổi và phần bóng đổ của ảnh. Nó cho phép chi tiết ảnh được rõ ràng hơn qua đó cải thiện chất lượng hiển thị của ảnh và dựng lại ảnh gần hơn với khung cảnh gốc.
NVIDIA Broadcast, một ứng dụng miễn phí dành cho khách hàng RTX với giao diện người dùng đơn giản, có nhiều tính năng AI giúp cải thiện tính năng hội nghị truyền hình và phát trực tiếp. Nó loại bỏ các âm thanh nền không mong muốn như tiếng bàn phím nhấp chuột, tiếng máy hút bụi và tiếng trẻ la hét bằng tính năng Noise and Echo Removal. Nó có thể thay thế hoặc làm mờ nền bằng khả năng phát hiện cạnh tốt hơn bằng Virtual Background. Nó làm mịn hình ảnh camera chất lượng thấp bằng tính Video Noise Removal. Và nó có thể luôn ở giữa màn hình với mắt nhìn vào camera bất kể người dùng di chuyển ở đâu bằng cách sử dụng Auto Frame and Eye Contact.
Chat with RTX là bản demo chatbot AI được cá nhân hóa cục bộ, dễ sử dụng và được tải miễn phí.
Bản demo Chat with RTX được phát hành lần đầu vào tháng 1/2024, sẽ sớm được cập nhật cùng với chatbot Gemma của Google.
Khách hàng có thể dễ dàng kết nối các tệp cục bộ trên máy tính để bàn với mô hình ngôn ngữ lớn được hỗ trợ chỉ bằng cách thả tệp vào một thư mục duy nhất và trỏ bản demo đến vị trí đó. Nó cho phép truy vấn để có câu trả lời nhanh chóng, phù hợp với ngữ cảnh.
Vì Chat with RTX chạy cục bộ trên hệ điều hànhWindows với card đồ họa GeForce RTX và máy trạm NVIDIA RTX nên kết quả hình thành rất nhanh — và dữ liệu của người dùng vẫn được giữ trên thiết bị. Thay vì dùng các dịch vụ dựa trên đám mây, Chat with RTX cho phép khách hàng xử lý dữ liệu nhạy cảm trên PC cục bộ mà không phải chia sẻ dữ liệu đó với bên thứ ba hoặc có kết nối Internet.
Mời Quý vị xem tiếp Phần 2 kỳ sau.
Để xem các tin bài khác về “Card đồ họa”, hãy nhấn vào đây.
Nguồn: NVIDIA
Lưu ý:
Để xem và khai thác hiệu quả nội dung của video clip nói trên (từ YouTube/ một dịch vụ của Google), Quý vị có thể thực hiện các bước sau: 1. Nếu tốc độ internet nhanh, có thể mở chế độ xem toàn màn hình bằng cách nhấn vào khung [ ] tại góc phải (phía dưới góc phải của video) 2. Chọn chế độ hình ảnh tốt nhất của đoạn video, hãy click vào hình bánh xe răng cưa và chọn chất lượng cao hơn (hoặc HD) theo ý muốn 3. Để hiển thị nội dung phụ đề, nhấn vào nút biểu tượng phụ đề [cc]. Một số video không có chức năng này sẽ không có biểu tượng phụ đề. 4. Quý vị có thể nghe hiểu tiếng Anh và có nhu cầu chia sẻ thông tin đến cộng đồng, hãy hỗ trợ techMAG biên dịch nội dung video và gửi cho chúng tôi để có cơ hội đăng thông tin lên technologyMag.net