[Video] Xử lý chất thải điện tử trong nền kinh tế tuần hoàn

Tháng Mười Hai 28 07:30 2024

CHLB ĐỨC – Với quy trình sản xuất thông minh hướng đến các sản phẩm bền vững và lâu dài: chương trình tài trợ EXPLOR của quỹ ‘Kessler + Co. Foundation for Education and Culture’, đang hỗ trợ Giáo sư Tiến sĩ Nicole Stricker từ đại học Aalen (Aalen University) trong việc phát triển các hoạt động nghiên cứu về xử lý chất thải điện tử.

xử lý chất thải xử lý chất thải xử lý chất thảiGiáo sư Tiến sĩ Nicole Stricker

Theo các cuộc điều tra thống kê của Liên minh châu Âu, mỗi người Đức thải ra không dưới 12 kg rác thải điện và điện tử mỗi năm. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể thành công trong quá trình chuyển đổi khó khăn từ xã hội vứt bỏ hiện tại sang nền kinh tế tuần hoàn với các quy trình sản xuất bền vững? Giáo sư Tiến sĩ Nicole Stricker đã cống hiến hết mình cho mục tiêu này. Các hoạt động nghiên cứu của bà được hỗ trợ bởi chương trình EXPLOR.

Những sản phẩm cũ với những phương pháp tái chế mới
Nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Nicole nhằm đảm bảo rằng một sản phẩm khi không còn cần thiết sẽ không bị vứt vào thùng rác mà được trả về nơi sản xuất, nơi nó được xử lý thành một sản phẩm mới bằng công nghệ mới. Đối với điện thoại thông minh, điều này có nghĩa là sau khi tân trang, nó sẽ tương đương với thế hệ sản phẩm mới nhất. Bà nói rằng: “Nhưng trước tiên, mỗi sản phẩm phải được tháo rời. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải vậy”. Gỉ sét, hỏng hóc, hết pin hoặc hư hỏng do nước – mỗi sản phẩm đều có những dấu hiệu hao mòn khác nhau. Bà nói tiếp: “Do đó, có nhiều vấn đề trong việc lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất, phát sinh từ nhiều điều không chắc chắn: Khi nào sản phẩm nào sẽ được trả lại? Nó sẽ ở trong tình trạng như thế nào?”.

 

Tăng cường thông qua tài trợ dự án
Với sự hỗ trợ của chương trình EXPLOR, Giáo sư Tiến sĩ Nicole muốn thúc đẩy nghiên cứu của mình về công nghệ sản xuất bền vững ở quy mô công nghiệp. “Điểm then chốt là tháo rời và sau đó tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng thành sản phẩm mới. Tầm nhìn là tạo ra một sản phẩm mới ở mọi lúc.” Tuy nhiên, vì các phương pháp lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất trước đây không thể áp dụng trong bối cảnh này, Giáo sư Tiến sĩ Nicole và nhóm của bà muốn phát triển các phương pháp mới trong đó công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò chính. Người phụ nữ 38 tuổi này rất vui mừng khi được chương trình EXPLOR hỗ trợ trong dự án hướng tới tương lai này: “Chương trình tài trợ là một công cụ vô cùng tuyệt vời giúp phát triển thêm các nghiên cứu trong tương lai. Nó mang đến cơ hội tuyệt vời để chứng minh chuyên môn của Quý vị, đây là điều kiện tiên quyết để có được các dự án nghiên cứu tiếp theo.”

Để xem các tin bài khác về “Xử lý chất thải”, vui lòng nhấn vào đây.

xử lý chất thải

 

Nguồn: Hannover Messe

Lưu ý: 

Để xem và khai thác hiệu quả nội dung của video clip nói trên (từ YouTube/ một dịch vụ của Google), Quý vị có thể thực hiện các bước sau:
1. Nếu tốc độ internet nhanh, có thể mở chế độ xem toàn màn hình bằng cách nhấn vào khung [ ] tại góc phải (phía dưới góc phải của video)
2. Chọn chế độ hình ảnh tốt nhất của đoạn video, hãy click vào hình bánh xe răng cưa và chọn chất lượng cao hơn (hoặc HD) theo ý muốn
3. Để hiển thị nội dung phụ đề, nhấn vào nút biểu tượng phụ đề [cc]. Một số video không có chức năng này sẽ không có biểu tượng phụ đề.
4. Quý vị có thể nghe hiểu tiếng Anh và có nhu cầu chia sẻ thông tin đến cộng đồng, hãy hỗ trợ techMAG biên dịch nội dung video và gửi cho chúng tôi để có cơ hội đăng thông tin lên technologyMag.net

Bình luận hay chia sẻ thông tin