Việt Nam có tiềm năng rất lớn về công nghiệp hỗ trợ
Là một trong những doanh nghiệp FDI đầu tiên vào Việt Nam, sau hơn 20 năm, đại diện Samsung đánh giá, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về công nghiệp hỗ trợ.
Cứ 10 chiếc điện thoại của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 3,5 chiếc được sản xuất tại Việt Nam.
Chủ động tham gia thị trường công nghiệp hỗ trợ từ rất sớm, doanh thu hiện nay của doanh nghiệp này vào khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm, chủ yếu từ việc sản xuất phần lõi sạc điện thoại cho Samsung và làm bảng mạch điện tử cho những chiếc tivi của Tập đoàn LG.
“Mặt hàng điện tử cạnh tranh nhau về giá thành rất lớn, muốn giảm giá thành, họ phải có sản xuất ngay trong nước, tôi nghĩ đó là cơ hội nên đã quyết định làm phụ trợ” – ông Hoàng Minh Trí – Tổng giám đốc Công ty TNHH 4P cho biết.
Dù có nhiều tiềm năng, dù cơ hội rộng mở, nhưng nếu so sánh ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam như một cuộc chạy đua marathon, thì những thành công của các DN hiện nay mới chỉ là chặng đường đầu tiên trên cả một lộ trình dài cần chinh phục, đòi hỏi các DN phải có sức bền và những chính sách hỗ trợ hợp lý.
(Nguồn: cafef.vn)
Tin bài liên quan:
- Công nghiệp phụ trợ ô tô: vì sao Việt Nam nên chọn hàng ‘cồng kềnh’?
- Công nghiệp phụ trợ Việt Nam nhắm tới các thị trường châu Âu
- Công nghiệp hỗ trợ: Thị trường mở đầy tiềm năng
- Tiềm năng khai thác năng lượng mặt trời còn rất lớn
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thực tế ở Việt Nam và bài học từ Hàn Quốc
- Tiềm năng của công nghệ Đài Loan trong lĩnh vực máy công cụ tại Việt Nam
- Nhật Bản hỗ trợ phát triển robot công nghiệp tại Việt Nam
- [QC] Triển lãm quốc tế Máy móc – Thiết bị Công nghiệp tại Việt Nam – VIMAF & Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – VSIF 2019
- [QC] VIMAF & VSIF 2020 – Triển lãm Quốc tế máy móc thiết bị công nghiệp và Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
- Ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam thiếu và yếu toàn diện